• Đăng ký

Bổ nhiệm giám định viên pháp y và pháp y tâm thần thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương

Trình tự thực hiện

Bước 1: Tổ chức đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần nộp hồ sơ về Sở Y tế. Bước 2: Sở Y tế tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì phải có văn bản hướng dẫn tổ chức hoàn chỉnh hồ sơ. Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Y tế có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp thẩm định hồ sơ trình Chủ tịch UBND xem xét, quyết định bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần.;

Cách thức thực hiện

Hình thức nộp Trực tiếp
Thời hạn giải quyết:20 Ngày

Phí - lệ phí:

Mô tả: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Hình thức nộp Dịch vụ bưu chính
Thời hạn giải quyết:20 Ngày

Phí - lệ phí:

Mô tả: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Thành phần hồ sơ

Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng
1. Văn bản đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần và danh sách trích Bản chính: 2 - Bản sao: 0
2. Bản sao chứng thực các văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám đ Bản chính: 0 - Bản sao: 2
3. Bản sơ yếu lý lịch tự thuật theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 02/2 Bản chính: 2 - Bản sao: 0
4. Phiếu lý lịch tư pháp; Bản chính: 2 - Bản sao: 0
5. Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức nơi người được đề ng Bản chính: 2 - Bản sao: 0

Đối tượng thực hiện

- Doanh nghiệp

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

- Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX)

- Hợp tác xã

Cơ quan thực hiện

- Bộ Y tế

Cơ quan có thẩm quyền

- Bộ Y tế

Kết quả thực hiện

- Quyết định bổ nhiệm

Căn cứ pháp lý

- Nghị định 85/2013/NĐ-CP - Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp

- Thông tư 02/2014/TT-BYT-Quy định tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục bổ, miễn nhiệm giám định viên pháp y và pháp y tâm thần

- Luật 13/2012/QH13-Giám định tư pháp

Yêu cầu, điều kiện thực hiện

1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật giám định tư pháp, không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 7 Luật giám định tư pháp và có đủ tiêu chuẩn cụ thể dưới đây được bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần: a) Tiêu chuẩn “có trình độ đại học trở lên” quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 7 Luật giám định tư pháp cụ thể như sau: Đối với giám định viên pháp y phải là bác sỹ, dược sỹ đại học hoặc tốt nghiệp đại học trở lên các chuyên ngành khác phù hợp với lĩnh vực giám định pháp y; đối với giám định viên pháp y tâm thần phải là bác sỹ đã qua đào tạo định hướng chuyên khoa tâm thần trở lên; b) Tiêu chuẩn “đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo” quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 7 Luật giám định tư pháp là thời gian làm việc theo đúng chuyên ngành được đào tạo tại cơ sở y tế từ đủ 05 năm trở lên. Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần là người trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn phải từ đủ 03 năm trở lên; c) Có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y, pháp y tâm thần. (Người đã có văn bằng đúng chuyên ngành về pháp y, pháp y tâm thần đối với các loại hình đào tạo, bồi dưỡng: chuyên khoa sau đại học; định hướng chuyên khoa hoặc chứng chỉ đào tạo ngắn hạn đúng chuyên ngành về pháp y, pháp y tâm thần với thời gian tối thiểu từ đủ 03 tháng trở lên trước ngày 01/6/2019 mà chưa được bổ nhiệm giám định viên Pháp y hoặc Pháp y tâm thần thì không phải qua đào tạo để cấp chứng chỉ nghiệp vụ giám định pháp y, pháp y tâm thần). 2. Bằng tốt nghiệp đại học trở lên, chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần do cơ sở giáo dục của nước ngoài cấp phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về giáo dục hoặc theo Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.