• Đăng ký

Tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào cơ sở trợ giúp xã hội cấp tỉnh, cấp huyện

Trình tự thực hiện

- Tổ chức/cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục hành chính này thì chuẩn bị hồ sơ nộp tại các điểm bưu chính thuộc hệ thống Bưu điện tỉnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (Bao gồm: bưu điện tỉnh, huyện, xã) hoặc liên hệ qua số điện thoại 1900561563 để được nhân viên tại các điểm bưu chính thuộc hệ thống Bưu điện tỉnh gần nhất trực tiếp đến tiếp nhận hồ sơ tại nơi mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu. Nhân viên tại các điểm bưu chính sau khi tiếp nhận hồ sơ phải vận chuyển hồ sơ và nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã. - Trường hợp tổ chức/cá nhân không có nhu cầu nộp hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính công ích thì có thể nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã. - Ngoài 02 hình thức trên, tổ chức/ cá nhân có thể nộp hồ sơ bằng hình thức trực tuyến tại: + Cổng dịch vụ công Quốc gia, địa chỉ: https://dichvucong.gov.vn/ + Cổng dịch vụ công tỉnh, địa chỉ https://dichvucong.tayninh.gov.vn/ *Lưu ý:Đối với hồ sơ nộp trực tuyến, sau khi có kết quả giải quyếtTổ chức/ cá nhân phải gửi bản giấy về UBND cấp xã để đối chiếu nhận kết quả. Thời gian tiếp nhận và trả kết quả:Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần; sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút, chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ (trừ ngày lễ, ngày nghỉ). Bước 1: Bộ phận Một cửa cấp xã - Thực hiện tiếp nhận hồ sơ: + Hồ sơ được tổ chức/ cá nhân nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa cấp xã. + Hồ sơ được nhân viên bưu điện nộp thông qua dịch vụ bưu chính công ích. + Hồ sơ được nộp trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công tỉnh đến Bộ phận Một cửa cấp xã. - Thực hiện kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ thiếu đề nghị bổ sung, nếu hồ sơ đầy đủ viết phiếu hẹn trao cho người nộp (nếu hồ sơ được nộp trực tuyến thì thực hiện tiếp nhận hồ sơ theo quy trình trực tuyến) chuyển cho Ủy ban nhân dân cấp xã thẩm định, giải quyết theo quy định. Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã - Công chức Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ từ Bộ phận Một cửa. Xem xét, thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xét duyệt và niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 07 ngày làm việc, trừ những thông tin về HIV của đối tượng. - Công chức Lao động – Thương binh và Xã hội hoàn chỉnh hồ sơ của đối tượng, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký duyệt văn bản trả công chức Lao động – Thương binh và Xã hội kèm hồ sơ, giấy tờ liên quan chuyển hồ sơ đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội Bước 3: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội -Công chức phòng tiếp nhận hồ sơ, xem xét. thẩm định hồ sơ, trình Lãnh đạo phòng phê duyệt. -Lãnh đạo Phòng có ý kiến, phê duyệt hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Bước 4: Ủy ban nhân dân cấp huyện Tiếp nhận hồ sơ, văn bản từ Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, ký duyệt văn bản đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét chuyển hồ sơ đến người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội tiếp nhận đối tượng vào cơ sở. * Trường hợp nếu có sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan theo chỉ đạo hoặc các nội dung khác. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm cử công chức thực hiện nhận, gửi hồ sơ đến Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện đến khi hoàn thành. Bước 5: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội -Công chức phòng tiếp nhận hồ sơ từ nhân viên bưu điện. Thẩm định hồ sơ và trình lãnh đạo Phòng có ý kiến. - Lãnh đạo phòng có ý kiến và trình Lãnh đạo Sở phê duyệt - Lãnh đạo Sở có ý kiến, phê duyệt hồ sơ, trả phòng chuyên môn lưu hồ sơ và chuyển hồ sơ đến Trung tâm Bảo trợ xã hội. Bước 6: Trung tâm Bảo trợ xã hội - Trung tâm Bảo trợ xã hội tiếp nhận hồ sơ, ban hành quyết định tiếp nhận đối tượng vào cơ sở và chuyển trả kết quả giải quyết đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển trả Bộ phận Một cửa cấp xã. * Trường hợp đối tượng không được tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Bước 7: Bộ phận Một cửa cấp xã - Tiếp nhận kết quả giải quyết từ công chức Lao động – Thương binh và Xã hội và trả kết quả trực tiếp cho người nộp hồ sơ (trường hợp người nộp hồ sơ muốn nhận kết quả trực tiếp) hoặc chuyển kết quả cho nhân viên bưu điện để trả kết quả thông qua dịch vụ bưu chính công ích cho người nộp hồ sơ theo yêu cầu.;

Cách thức thực hiện

Hình thức nộp Trực tiếp
Thời hạn giải quyết:32 Ngày làm việc

Phí - lệ phí:

Mô tả: - Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã - Thời hạn giải quyết: 32 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan giải quyết TTHC nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
Hình thức nộp Trực tuyến
Thời hạn giải quyết:32 Ngày làm việc

Phí - lệ phí:

Mô tả: - Nộp hồ sơ bằng hình thức trực tuyến tại: + Cổng Dịch vụ công Quốc gia, địa chỉ: https://dichvucong.gov.vn. + Cổng Dịch vụ công tỉnh, địa chỉ https://dichvucong.tayninh.gov.vn. - Thời hạn giải quyết: 32 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan giải quyết TTHC nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
Hình thức nộp Dịch vụ bưu chính
Thời hạn giải quyết:32 Ngày làm việc

Phí - lệ phí:

Mô tả: - Nộp tại các điểm bưu chính thuộc hệ thống Bưu điện tỉnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (Bao gồm: bưu điện tỉnh, huyện, xã) hoặc liên hệ qua số điện thoại 1900561563 để được nhân viên tại các điểm bưu chính thuộc hệ thống Bưu điện tỉnh gần nhất trực tiếp đến tiếp nhận hồ sơ tại nơi mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu. Nhân viên tại các điểm bưu chính sau khi tiếp nhận hồ sơ phải vận chuyển hồ sơ và nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc UBND cấp xã. - Thời hạn giải quyết: 32 ngày làm việc kể t

Thành phần hồ sơ

Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng
- Tờ khai của đối tượng hoặc người giám hộ (theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ Mau so 07.docx Bản chính: 1 - Bản sao: 1

Đối tượng thực hiện

- Công dân Việt Nam

Cơ quan thực hiện

- Ủy ban nhân dân cấp xã

Kết quả thực hiện

- Quyết định tiếp nhận đối tượng vào cơ sở trợ giúp xã hội.

Căn cứ pháp lý

- Nghị định 20/2021/NĐ-CP

- Thông tư 01/2018/TT-VPCP

- Nghị định 61/2018/NĐ-CP

Yêu cầu, điều kiện thực hiện

Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn theo quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP (khoản 1 Điều 24), cụ thể: - Đối tượng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 5 của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP thuộc diện khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng; - Người cao tuổi thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người cao tuổi; - Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.