• Đăng ký

Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con

Trình tự thực hiện

Người có yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền. Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, xác định tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình; đối chiếu thông tin trong Tờ khai với giấy tờ trong hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy/phiếu tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận. Nếu hồ sơ sau khi đã được hướng dẫn mà không được bổ sung đầy đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ và lập văn bản từ chối tiếp nhận hồ sơ, trong đó ghi rõ lý do từ chối, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con, cùng các bên đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký cấp Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con cho người yêu cầu. Lưu ý: Trường hợp người yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu xuất trình bản chính; nếu người yêu cầu chỉ nộp bản chụp và xuất trình bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký vào bản chụp xác nhận về việc đã đối chiếu nội dung giấy tờ đó, không được yêu cầu người đi đăng ký nộp bản sao có chứng thực giấy tờ đó. Trường hợp pháp luật quy định xuất trình giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ xuất trình, đối chiếu với thông tin trong Tờ khai và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm bản sao giấy tờ đó. Người tiếp nhận có thể chụp 01 bản giấy tờ xuất trình hoặc ghi lại thông tin của giấy tờ xuất trình để lưu hồ sơ. Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp.;

Cách thức thực hiện

Hình thức nộp Trực tiếp
Thời hạn giải quyết:08 Ngày làm việc

Phí - lệ phí: Lệ phí: (Miễn lệ phí cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật.) Lệ phí: 15.000 Đồng(Không quá 15.000 đồng)

Mô tả: -Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã - Thời hạn giải quyết là 03 ngày. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 05 ngày
Hình thức nộp Trực tuyến
Thời hạn giải quyết:08 Ngày làm việc

Phí - lệ phí: Lệ phí: 15.000đ/trường hợp (Miễn lệ phí cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật; người cao tuổi; trẻ em; đồng bào dân tộc thiểu số ở xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn)()

Mô tả: - Nộp hồ sơ bằng hình thức trực tuyến tại: + Cổng dịch vụ công Quốc gia, địa chỉ: https://dichvucong.gov.vn/; + Cổng dịch vụ công tỉnh, địa chỉ https://dichvucong.tayninh.gov.vn/ - Thời hạn giải quyết là 03 ngày. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 05 ngày

Thành phần hồ sơ

* Giấy tờ phải nộp:
Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng
- Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu. Bản chính: 1 - Bản sao: 0
- Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con hoặc quan hệ mẹ, con gồm: Bản chính: 0 - Bản sao: 0
+ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền xác nhận quan hệ cha c Bản chính: 1 - Bản sao: 0
+ Trường hợp không có văn bản nêu trên thì phải có văn bản cam đoan của các bên nhận cha, mẹ, con về Bản chính: 1 - Bản sao: 0
* Lưu ý: Đối với giấy tờ nộp, xuất trình:
Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng
+ Trường hợp người yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ Bản chính: 0 - Bản sao: 0
+ Đối với giấy tờ xuất trình khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu Bản chính: 0 - Bản sao: 0
+ Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luậ Bản chính: 0 - Bản sao: 0
- Trường hợp cho phép người yêu cầu đăng ký hộ tịch lập văn bản cam đoan về nội dung yêu cầu đăng ký Bản chính: 0 - Bản sao: 0
* Giấy tờ phải xuất trình:
Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng
- Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và t Bản chính: 1 - Bản sao: 0
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con (trong giai đoạn ch Bản chính: 1 - Bản sao: 0

Đối tượng thực hiện

- Công dân Việt Nam

Cơ quan thực hiện

- Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn.

Cơ quan có thẩm quyền

- Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn.

Kết quả thực hiện

- Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con (bản chính).

Căn cứ pháp lý

- Luật 60/2014/QH13

- Luật 52/2014/QH13

- Nghị định 123/2015/NĐ-CP - Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch

- Thông tư 04/2020/TT-BTP

Yêu cầu, điều kiện thực hiện

- Bên nhận và bên được nhận là cha, mẹ, con đều còn sống; - Việc nhận cha, mẹ, con không có tranh chấp. - Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trong Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con.